Những nhà phát minh ra kỷ nguyên số

Giới thiệu
Cuốn sách này ra đời thế nào?
Máyy tính và Internet là những phát minh quan trọng nhất trong kỷ nguyên này của con người, nhưng lại chỉ có vài người tạo ra chúng. Họ không ngụp lặn trong một cái gác xép hay ở garage nào đó một thân một mình. Họ không đơn thân độc mã chiếm trọn trang bìa của tạp chí khoa học nào và họ cũng không giống những Edison, Bell hay Morse. Thay vào đó, những phát minh mang tính cách mạng nhất trong kỷ nguyên số này đều thuộc kiểu phát minh cộng tác. Một sản phẩm có rất nhiều người tuyệt vời nhúng tay vào, vài người rất khéo tay, vài người thiên tài. Đây là câu truyện về những người tiên phong, những tin tặc, những nhà phát minh và những doanh nhân. Họ là ai, trong đầu họ nghĩ gì, điều gì khiến họ sáng tạo. Câu truyện này cũng thuật lại cách họ cộng tác với nhau ra sao và tại sao khả năng làm việc nhóm lại giúp họ thậm chí còn sáng tạo hơn nữa.
Làm việc nhóm rất quan trọng bởi vì chúng ta không thường tập trung vào tâm điểm của kỹ năng để sáng tạo. Có hàng ngàn cuốn sách nói về cá nhân. Những nhà viết tiểu sử khắc hoạ, thần thoại hoá cá nhân những nhà phát minh. Bản thân tôi cũng có viết vài tiểu sử cho vài nhân vật. Bạn cứ gõ cụm từ “the man who invented” trên Amazon thử xem, sẽ có đến 1.860 cuốn sách trả về. Nhưng chúng ta lại có ít câu truyện về tính sáng tạo của làm việc cộng tác, là điều thực sự quan trọng hơn nhiều để hiểu được cuộc cách mạng công nghệ có được như ngày nay định hình như thế nào. Đó cũng là điều thú vị hơn.
Những ngày này, chúng ta nói nhiều về phát minh, rồi cái danh từ ấy lại mang nghĩa khá mơ hồ, không rõ rệt. Vậy nên cuốn sách này, tôi muốn xác định rõ đổi mới thực sự nghĩa là gì ở thế giới thực. Làm thế nào những nhà phát minh có trí tưởng tượng tốt nhất trong thời đại chúng ta biến những ý tưởng không tưởng thành hiện thực? Tôi tập trung vào một số những đột phá quan trọng nhất trong kỷ nguyên số và vào những người làm ra chúng. Nguyên liệu gì tạo nên những bước nhảy đầy sáng tạo như vậy? Kỹ năng nào chứng minh là cần nhất? Làm thế nào họ lãnh đạo và cộng tác? Tại sao nhóm người này thành công, còn nhóm người khác thất bại?
Tôi cũng nói đến các chiều kích về xã hội và văn hoá, là yếu tố môi trường cho sáng tạo. Thời buổi ban đầu của kỷ nguyên số, môi trường này gồm một hệ sinh thái nghiên cứu khoa học do các chính phủ và các tổ chức quân đội-công nghiệp-học giả chi tiền và quản lý. Giao thoa với hệ sinh thái ấy là nhóm không mấy chặt chẽ gồm nhà tổ chức, dân chơi thích mang đến điều gì đó cho cộng đồng, giới DIY tự chế đồ và những tay tin tặc tự học mà thành, hầu hết họ đều nghi ngờ về một thế lực tập trung.
Lịch sử có thể nêu ra một dấu nhấn khác biệt nào đó vào bất kỳ yếu tố nào bên trên. Một ví dụ là phát minh chiếc Harvard/IBM Mark I, là chiếc máy tính cơ điện rất lớn đầu tiên. Một trong những nhà lập trình nó, Grace Hopper, viết một biên sử tập trung vào nhà phát minh đầu tiên là Howard Aiken. Nhưng IBM đã phản đối lại bằng một biên sử khác, cho rằng những nhà phát minh thực thụ gồm một đội ngũ kỹ sư dấu mặt, những người âm thầm đóng góp vào những phát minh như vậy, từ những bộ đếm (counter) cho đến những bộ nhồi thẻ (card feeder) có trong chiếc máy ấy.
Cũng vậy, nhấn mạnh vào những cá nhân vĩ đại hay nhấn mạnh vào dòng chảy văn hoá cũng là vấn đề tranh luận từ lâu nay; vào giữa thế kỷ 19, Thomas Carlyle công bố “lịch sử thế giới chỉ là tiểu sử của những người vĩ đại”, và rồi Herbert Spencer đáp trả lại bằng một lý thuyết nhấn mạnh vào vai trò của các thế lực xã hội. Các học giả và những ai quan tâm đều xem tính cân bằng này rất khác nhau. “Là một giáo sư, tôi có khuynh hướng nghĩ về lịch sử như là dòng chảy không mang tính cá nhân”, Henry Kissinger trả lời các phóng viên trong một trong những lần tới lui Trung Đông của ông hồi những năm 1970. “Nhưng về thực tế, bạn sẽ thấy khác biệt mà những cá nhân kiệt xuất tạo ra”. Khi nói đến sáng tạo trong kỷ nguyên số cũng như với việc gầy dựng hoà bình ở Trung Đông, rất nhiều chiều kích của cá nhân và văn hoá đều có tác động dù ít dù nhiều, và trong cuốn sách này, tôi cố gắng đan dệt chúng lại với nhau.
Về nguyên gốc, Internet được tạo ra là để giúp làm việc cộng tác dễ dàng hơn. Ngược lại, máy tính cá nhân, nhất là máy tính dùng trong gia đình, ban đầu được xác định là công cụ cho sáng tạo cá nhân. Hơn một thập kỷ, bắt đầu từ những năm đầu thập niên 1970, hệ thống mạng phát triển và máy tính gia đình dần dần nhích lại gần nhau để rồi cuối cùng chúng kết hợp với nhau vào cuối thập niên 1980 bằng sự ra đời của modem, dịch vụ trực tuyến và Web. Cũng giống như kết hợp động cơ hơi nước với cơ giới hoá đã dẫn đến cuộc Cách mạng công nghiệp, sự kết hợp giữa máy tính và hệ thống mạng phân tán đã dẫn đến một cuộc cách mạng số, cho phép ai cũng có thể tạo, truyền và truy cập thông tin từ bất kỳ đâu.
Đôi khi, các sử gia về khoa học ngại ngần khi gọi những giai đoạn có những thay đổi lớn lao như vậy là cách mạng, bởi vì họ thường chuộng cách xem quá trình tiến triển này là tiến hoá. “Chẳng có thứ gì có thể xem như là Cách mạng Khoa học cả, và đây là một cuốn sách nói về nó”, là câu nói thẳng thừng mở đầu của giáo sư đại học Harvard, Steven Shapin, trong cuốn sách nói về giai đoạn đó. Một phương pháp mà Shapin sử dụng để thoát ra khỏi cái đối lập nửa đùa của ông là thêm ghi chú làm thế nào những nhân vật then chốt trong giai đoạn này “bày tỏ mạnh mẽ quan điểm” mà họ là một phần của một cuộc cách mạng. “Cảm giác của chúng ta về giai đoạn thay đổi này đều đến từ họ.”
Cũng vậy, hầu hết chúng ta ngày nay có chung cảm giác là những tiến bộ kỹ thuật số trong nửa cuối thế kỷ vừa qua đang chuyển mình, có lẽ thậm chí đang cách mạng hoá cái cách mà chúng ta sống. Tôi có thể hồi tưởng lại những ký ức thú vị về từng đột phá công nghệ liên quan đến cuộc sống. Cha và cậu tôi là kỹ sư điện, cũng giống như nhiều nhân vật trong cuốn sách này, tôi lớn lên trong một xưởng tầng hầm, xung quanh toàn những bản mạch cần hàn, radio cần tháo, ống đèn cần thử, các hộp tụ bán dẫn và điện trở cần sắp lọc lại. Là một tay thích vọc đồ điện, thích Heathkit và radio (WA5JTP), tôi có thể nhớ khi nào ống chân không chuyển sang được tụ bán dẫn. Ở đại học, tôi học về lập trình sử dụng các thẻ đóng lỗ (punch card) và nhớ lại nỗi bực tức khi mà phải nhúng tay vào chính sửa những quy trình xử lý hàng loạt. Vào những năm 1980, tôi bị tiếng kêu của chiếc modem quyến rũ vì những tiếng kêu ấy mở ra cho bạn cánh cửa bước vào một thế giới thần thoại của các dịch vụ trực tuyến và các bản tin. Và trong đầu thập niên 1990, tôi giúp chạy một mảng liên quan đến kỹ thuật số của tờ Time và Time Warner đã công bố các dịch vụ Web và Internet băng thông rộng. Giống như Wordsworth từng nói về những kẻ đam mê trong giai đoạn đầu cuộc Cách mạng Pháp rằng: “Niềm vui tột cùng là khi thấy tia nắng đầu tiên xuất hiện”.
Tôi bắt tay vào viết cuốn sách này cách nay một thập kỷ. Nó càng lớn dần trong tôi cùng với niềm đam mê những tiến bộ công nghệ số khi chính tôi chứng kiến công nghệ thay đổi ra sao, và tôi cũng lấy cảm hứng từ cuốn tiểu sử Benjamin Franklin, là nhà phát minh, nhà sáng tạo, nhà xuất bản, người tiên phong trong dịch vụ thư tín và cũng là doanh nhân và có định hướng về mạng thông tin. Tôi muốn bước qua một bên, không viết tiểu sử nữa, vì như thế tôi sẽ có khuynh hướng nhấn mạnh vào vai trò cá nhân, và một lần nữa, tôi cùng một đồng nghiệp đồng tác giả cuốn The Wised Men về nhóm làm việc sáng tạo, gồm sáu người bạn định hình nên các chính sách chiến tranh lạnh của Mỹ. Kế hoạch ban đầu của tôi là tập trung vào nhóm làm việc đã hình thành nên Internet. Nhưng khi tôi phỏng vấn Bill Gates, ông đã thuyết phục tôi rằng sự trỗi dậy của Internet đồng thời với máy tính cá nhân sẽ tạo ra một câu truyện sống động hơn. Tôi hoãn lại cuốn sách này một thời gian, năm 2009, vì lúc ấy tôi chuyển sang viết tiểu sử cho Steve Jobs. Nhưng câu truyện của Jobs lại củng cố niềm yêu thích của tôi về cái cách mà Internet và máy tính cá nhân hoà quyện với nhau, nên ngay sau khi tôi hoàn thành cuốn tiểu sử ấy, tôi trở lại với câu truyện của những nhà phát minh ra kỷ nguyên số.
Các giao thức Internet từng được phát minh dành cho làm việc cộng tác ngang hàng và chiếc máy tính lúc ấy dường như ngấm trong nó là thứ mã nguồn giúp việc cộng tác giữa con người dễ dàng, thuận tiện hơn. Khả năng tạo và truyền thông tin hoàn toàn có thể thực hiện giữa các điểm kết nối với nhau, và bất kỳ khả năng điều khiển hoặc là một cấu trúc nào đều có thể định tuyến lòng vòng quanh cái mạng ấy. Không hề có dấu hiệu nào về một ý định riêng tư, cá nhân liên quan đến công nghệ này, có thể thẳng thắn mà nói rằng một hệ thống gồm các mạng mở, kết nối với nhau và với từng máy tính cá nhân, như thể một nhà in từng làm, quản lý hết mọi thông tin phân phối, từ người gác cổng cho đến các cơ sở chính quyền, các viện khoa học có thuê thư ký và người làm nghề sao chép. Rồi mạng trở nên dễ dàng tiếp cận hơn cho người bình thường để tạo và chia sẻ nội dung.
Sự cộng tác không chỉ tạo ra kỷ nguyên số giữa những người ngang hàng nhau, nhưng còn giữa các thế hệ. Ý tưởng được trao tay từ một hội những nhà phát minh này đến những hội phát minh khác. Một chủ đề khác hiện lên trong tôi khi nghiên cứu đề tài này là người dùng liên tục trưng dụng triệt để những tiến bộ trong công nghệ số để tạo ra các công cụ truyền thông và mạng xã hội. Tôi cũng quay ra yêu thích cách mà con người đặt ra nhiều vấn đề cho trí tuệ nhân tạo, máy móc phải biết suy nghĩ như con người, đã cho thấy trí tuệ nhân tạo ít sinh hoa trái hơn, nhưng nó lại mở ra những cách thắt chặt thêm sợi dây ràng buộc giữa con người và máy móc. Nói cách khác, sáng tạo cộng tác đánh dấu kỷ nguyên số, trong đó có việc cộng tác giữa con người và máy móc.
Cuối cùng, tôi rất bất ngờ bởi tính sáng tạo thuần khiết nhất trong kỷ nguyên số lại đến từ những người có thể kết nối giữa nghệ thuật và khoa học. Họ tin rằng cái đẹp là nhân tố cốt lõi. “Tôi luôn nghĩ bản thân tôi là một cá thể mang tính con người, như một đứa trẻ vậy, nhưng tôi yêu thích điện tử”, Jobs từng chia sẻ với tôi như vậy khi tôi làm tiểu sử của ông. “Sau đó, tôi đọc được một thứ mà một trong những vị anh hùng của tôi là Edwin Land of Polaroid nói về tầm quan trọng của con người, là loài có thể đứng giữa điểm giao thoa giữa nhân tính và khoa học, bắt đầu từ đó, tôi biết mình muốn làm gì.” Con người luôn cảm thấy thoải mái khi đứng giữa điểm giao thoa nhân tính-công nghệ, giúp chúng ta tạo ra được những biểu trưng con người-máy móc, và đây cũng là điểm mấu chốt mà cuốn sách này muốn bạn đọc lấy.
Nhưng nhiều khía cạnh khác của kỷ nguyên số, ý tưởng tiến bộ luôn nằm ở nơi mà khoa học và công nghệ kết nối với nhau không phải là điều gì quá mới mẻ. Leonardo da Vinci là ví dụ điển hình cho tính sáng tạo nảy nở khi nhân loại và khoa học giao thoa nhau. Khi Einstein bị chối bỏ trong khi nghiên cứu về Thuyết tương đối, ông lấy cây violin ra và chơi nhạc Mozart cho đến khi ông có thể tái kết nối với cái mà ông gọi là sự hoà quyện của các phương.
Khi nói đến máy tính, có một nhân vật lịch sử khác ít người biết đến. Nhân vật này tiêu biểu cho sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Như người cha nổi tiếng của bà, bà hiểu được tính lãng mạn trong những khổ thơ. Nhưng không giống cha, bà cũng thấy được tính lãng mạn trong toán học và máy móc. Và đó là nơi câu truyện của chúng ta bắt đầu.
Tiếp theo: Chương 1 - Ada, nữ bá tước của Lovelace